ĐỀ CƯƠNG
ÔN THI TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
ÔN THI TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
Tổ kỹ thuật Ứng dụng - TLH K42.A
Upload bởi: | Trần Văn Toản | ||
Link Download: | |||
Loại tài liệu: | *.DOCX |
TRÍCH DẪN
Câu 1: Khái niệm, cấu trúc và vai trò của ấn tượng ban đầu. Bạn cần làm gì để tạo được ấn tượng tốt ở người khác?
1.1. Khái niệm
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong lần gặp gỡ đầu tiên. Đó là những đánh giá, nhận xét của chúng ta về đối tượng giao tiếp trong lần đầu tiếp xúc
Ví dụ, sau khi tiếp một khách hàng mới, bạn thốt lên: "Bà ta ăn mặc mới tân thời làm sao!", hoặc: "Cách trò chuyện của bà ta thật là hấp dẫn và dí dỏm!"
1.2. Cấu trúc của ấn tượng ban đầu
Trong cấu trúc của ấn tượng ban đầu, người ta thường nói đến ba thành phần: thành phần cảm tính, thành phần lý tính và thành phần cảm xúc
1.2.1. Thành phần cảm tính
Thành phần cảm tính bao gồm các đặc điểm bề ngoài của đối tượng giao tiếp, như: ăn mặc, trang điểm, ánh mắt, nụ cười, dáng điệu v,v. Đây là thành phần cơ bản, chiếm ưu thế trong cấu trúc của ấn tượng ban đầu
Vẻ bề ngoài của một người không phải luôn phản ánh chân thực bản chất của họ. Trong cuộc sống, có những người bề ngoài thì cười cười, nói nói, tỏ vẻ thân thiện, nhưng lòng lại ẩn chứa những mưu mô, ý đồ xấu xa. Cho nên những người có lý trí và từng trải thường không để ấn tượng ban đầu ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ, đến hành động của họ
1.2.2. Thành phần lý tính
Thành phần lý tính gồm những đánh giá, nhận xét ban đầu về những phẩm chất bên trong của đối tượng giao tiếp, như tính cách, tình cảm, năng lực, quan điểm v.v. Chẳng hạn như: "Anh chàng có vẻ nghiêm túc.", hoặc "Cô ta trông hiền lành và dịu dàng"
1.2.3. Thành phần cảm xúc
Thành phần cảm xúc gồm những rung động nảy sinh trong quá trình gặp gỡ, như: thiện cảm hay ác cảm, hài lòng, dễ chịu hay không hài lòng, khó chịu. Thành phần cảm xúc ảnh hưởng nhiều đến độ bền vững của ấn tượng ban đầu. Nói chung, cảm xúc càng mạnh thì hình ảnh về người đối thoại càng khó phai mờ
Như vậy, ấn tượng ban đầu là hình ảnh mang tính tổng thể về đối tượng giao tiếp, tức được hình thành từ nhiều đặc điểm, nhiều nét khác nhau. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Asch Solômon - nhà tâm lí học Mỹ, thì trong số chúng luôn có một nét là trung tâm, có ý nghĩa nhất và quyết định ấn tượng về người khác ở trong chúng ta. (Chúng ta thường gọi là nét "gây ấn tượng"). Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ kinh nghiệm của bản thân. Có khi chỉ một lần gặp rồi sau đó chúng ta nhớ mãi một cái nhìn, một nụ cười hay một bàn tay ấm áp với cái bắt tay chặt của người đó...