[PDF] Giáo trình Tâm lý học giáo dục - Nguyễn Đức Sơn


Tác giả: Nguyễn Đức Sơn

GIỚI THIỆU

Nội dung gồm có:

1. Nhập môn Tâm lí học giáo dục
2. Sự phát triển tâm lí cá nhân
3. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy
4. Động có và hứng thú học tập
5. Quả lí lớp học
6. Lao động sư phạm và nhân cách người giáo viên


Trong đào tạo giáo viên, Tâm lí học là môn khoa học nghiệp vụ, có chức năng cung cấp kiến thức và kĩ năng cơ sở để hình thành và phát triển các tăng lực nghề nghiệp cho người giáo viên. Hiện nay, trong các trường đại học sư phạm, môn Tâm lí học dành cho sinh viên không chuyên ngành Tâm lí học được hợp thành bởi ba phần môn Tâm lí học đại cương. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm. 
Các tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập môn Tâm lí học được biên soạn chủ yếu theo hướng tiếp cận kiến thức, nên nội dung tài liệu nặng lí thuyết hàn lâm. Ít thực hành; tính ứng dụng của môn học đối với việc hình thành các kĩ năng, năng lực sư phạm cho sinh viên bi han ché Do yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, công tác đào tạo giáo viên cũng được đổi mới. Chương trình đào tạo chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nghề. Theo đó, các môn học không chỉ dừng lại ở mức cung cấp kiến thức khoa học như trước đây, mà cần hưởng đến hình thành giá trị, phẩm chất và năng học nghề dạy học cho sinh viên. 
Giáo trình Tâm Ií học giáo dục được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm hiện nay. Tư tưởng chủ đạo của giáo trình là tích hợp các kiến thức tâm lí học theo hướng tiếp cận năng lực và theo chuẩn trong đào tạo giáo viên, nhằm hưởng đến cung cấp cơ sở tìm lí để hình thành tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực nghề cho sinh viên; giúp sinh viên hoạt động có hiệu quả trong dạy học, giáo dục và tư vấn, hỗ trợ học sinh. 
Nội dung của giáo trình gồm 9 chương với các chủ đề sau: Chương 1 và chương 2 đề cập tới những vấn đề cơ bản về hiện tượng tâm lí người; về cá nhân, về trẻ em; về cơ chế, quy luật phát triển tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi; về vai trò và sự tương tác của các yếu tố chủ thể — các tổ chất sinh học và sự tác động của môi trường đến sự phát triển của cá nhân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Do đối tượng chủ yếu sau này là học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) tiên phần cuối của chương 2 mô tả đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh hai lứa tuổi này.
Năm chương tiếp theo (từ chương 3 đến chương 7) là nội dung cốt lõi của giáo trình, đề cập tới cơ sở tâm lí của các hoạt động chính trong nhà trường. hoạt động học (chương 3), hoạt động dạy (chương 4); hoạt động động viên, khuyến khích học sinh trong học tập, rèn luyện (chương 5); hoạt động quản lí lớp học (chương 6) và cơ sở tâm lí của việc giáo dục nhân cách, đạo đức và giá trị của học sinh (chương 7). Chương 8: Hỗ trợ tâm lí trong trường học. 
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến ngày càng có nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, cần được chăm sóc và trợ giúp từ phía giáo viên. Nội dung của chủ đề đề cập tới những khó khăn tâm lí học sinh thường gặp, các nguyên tắc đạo đức và kĩ năng cơ bản trong hỗ trợ tâm lí học sinh. Chương 9: Lao động sư phạm và nhân cách người thầy giáo. Nội dung chính đề cập tới đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên và các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, giá trị nghề và năng lực sư phạm của người giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu lao động của nghề dạy học.
Giáo trình Tâm lí học giáo dục được biên soạn bởi các giảng viên Khoa Tâm lí — Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả nhận được sự cộng tác và hỗ trợ tích cực của TS. Nguyễn Thị Nhân Ái. TS. Vũ Thị Khánh Linh, TS. Trần Thị Mị Lương và TS. Vũ Thị Ngọc Tả Các tác giả và cộng tác viên đã có gắng kết hợp các luận điểm lí luận cơ bản và các thành tựu mới của khoa học tâm lí trên thế giới và ở Việt Nam theo hướng phục vụ việc hình thành và phát triển các kiến thức và kĩ năng, năng lực nghề dạy học của người giáo viên trong quá trình biên soạn. 
Tuy nhiên, chắc chắn tài liệu khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Các tác giả rất mong nhận được góp ý của các cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên và các độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn khi tái bản. 
Xin trân trọng cảm ơn!


Xem trước Tải xuống

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn