Nghiên cứu tâm lý học trong quản trị kinh doanh - Nguyễn Hữu Thụ

 

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trong giai doạn phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện nay thì "yếu tố con người" đã trở thành một điều kiện thiết yếu để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ra trong giai doạn công nghiệp hóá và hiện đại hóa nước nhà.

Bồi cảnh trên đã đặt ra cho các nhà quản lý - kinh doanh cần đồi mới quản lý sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa quá trình sản xuất, tạo ra động lực tích cực của người lao động và nắm bắt được thị trường tiềm năng.

Các nhà quản lý - kinh doanh chi có thể trở thành những người thành đạt nhất, khi mà họ nắm bắt được tâm lý con người trong môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Tâm lý học quản trị kinh doanh sẽ giúp người học có được những tri thức tâm lý học cần thiết, cách nhin tổng quát và tìm được câu trà lời cho mình "Làm thế nào để kinh doanh thành dạt?".

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

1.1. Một số khái niệm cơ bản trong Tâm lý học quản trị kinh doanh

Những tri thức tâm lý học ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và các tổ chức xã hội.

Khoa học nghiên cứu tâm lý con người trong hoạt động kinh doanh và giúp các nhà kinh doanh thành đạt được gọi là Tâm lý học quản trị kinh doanh. Để hiểu và nắm được Tâm lý học quản trị kinh doanh, trước hết chúng ta cần làm sáng tỏ một số thuật ngữ cơ bản sau:

1.1.1. Kinh doanh: Trong tiếng Anh thuật ngữ kinh doanh

"Business" được hiểu như là: việc buôn bán, việc kinh doanh, thương mại. một nghề ổn định, hoặc công việc được con người dành toàn bộ thời gian, sự quan tâm và sức lực của minh cho nó, cụ thể như: chăn....


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn