GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
Tác giả: PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN
Upload bởi: |
| |||
Link Download: | ||||
Loại tài liệu: | *.CHM |
LỜI MỞ ĐẦU
Tâm lý học Sư phạm Đại học là một chuyên ngành khá mới của Tâm lý
học. Tuy nhiên, những thành tựu và những ứng dụng thực tiễn đã minh chứng cho sự hữu dụng đích thực của nó trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường Cao đẳng - Đại học. Dựa trên cơ sở của Tâm lý học Sư phạm Đại học, việc giảng dạy những kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng và chuẩn bị những kỹ xảo cho sinh viên - một đối tượng học tập đặc thù sẽ thực sự có đường hướng và mang tính kỹ thuật đích thực Không thể phủ nhận rằng việc giảng dạy ở bậc Cao đẳng - Đại học vốn dĩ là một hoạt động phức tạp. Cái phức tạp ấy thể hiện trong cái nhìn tương tác giữa hai chủ thể khi mà cái tôi đã "trưởng thành" và “tỏa sáng”. Việc thể hiện đúng nghĩa tính tổ chức trong hoạt động giảng dạy và chủ động trong hoạt động học tập - hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những luận điểm chính này là đối tượng và cũng đồng thời là đích đến của Tâm lý học Sư phạm Đại học.
Thực tế luôn yêu cầu cao và chất lượng giảng dạy tại các trường Đại học - Cao đẳng cũng không ngừng được yêu cầu cao. Song song với việc cải tiến về cơ sở vất chất, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đầu tư về con người trong giảng dạy là điều hết sức cần thiết. Góp phần cùng với nhiệm vụ chung là hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy ở Cao đẳng - Đại học thì Tâm lý học Sư phạm dưới góc độ của mình đã đem đến những hành trang về các kiến thức tâm lý tuổi thanh niên sinh viên và tuổi trưởng thành, chỉ rõ các cơ sở tâm lý của việc tiến hành hoạt động dạy và hoạt động cũng như phân tích đặc điểm nghề nghiệp của người cán bộ giảng dạy và phác thảo mô hình nhân cách của người giảng viên. Đó chính là những cơ sở quan trọng của một nghề nghiệp mang tính khoa học và ứng dụng.
Giáo trình được biên soạn trên tinh thần kế thừa những tài liệu trước đó và những công trình khoa học được cập nhật. Tuy nhiên, vì hạn chế bởi những điều kiện khách quan nên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Quyển giáo trình cũng ra đời dựa trên các cơ hội Dự án của Phát triển Giáo dục Đại học giai đoạn hai mà các tác giả được tham gia. Kính mong được sự quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp về sản phẩm tinh thần mang tính tập thể này.
học. Tuy nhiên, những thành tựu và những ứng dụng thực tiễn đã minh chứng cho sự hữu dụng đích thực của nó trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường Cao đẳng - Đại học. Dựa trên cơ sở của Tâm lý học Sư phạm Đại học, việc giảng dạy những kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng và chuẩn bị những kỹ xảo cho sinh viên - một đối tượng học tập đặc thù sẽ thực sự có đường hướng và mang tính kỹ thuật đích thực Không thể phủ nhận rằng việc giảng dạy ở bậc Cao đẳng - Đại học vốn dĩ là một hoạt động phức tạp. Cái phức tạp ấy thể hiện trong cái nhìn tương tác giữa hai chủ thể khi mà cái tôi đã "trưởng thành" và “tỏa sáng”. Việc thể hiện đúng nghĩa tính tổ chức trong hoạt động giảng dạy và chủ động trong hoạt động học tập - hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những luận điểm chính này là đối tượng và cũng đồng thời là đích đến của Tâm lý học Sư phạm Đại học.
Thực tế luôn yêu cầu cao và chất lượng giảng dạy tại các trường Đại học - Cao đẳng cũng không ngừng được yêu cầu cao. Song song với việc cải tiến về cơ sở vất chất, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đầu tư về con người trong giảng dạy là điều hết sức cần thiết. Góp phần cùng với nhiệm vụ chung là hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy ở Cao đẳng - Đại học thì Tâm lý học Sư phạm dưới góc độ của mình đã đem đến những hành trang về các kiến thức tâm lý tuổi thanh niên sinh viên và tuổi trưởng thành, chỉ rõ các cơ sở tâm lý của việc tiến hành hoạt động dạy và hoạt động cũng như phân tích đặc điểm nghề nghiệp của người cán bộ giảng dạy và phác thảo mô hình nhân cách của người giảng viên. Đó chính là những cơ sở quan trọng của một nghề nghiệp mang tính khoa học và ứng dụng.
Giáo trình được biên soạn trên tinh thần kế thừa những tài liệu trước đó và những công trình khoa học được cập nhật. Tuy nhiên, vì hạn chế bởi những điều kiện khách quan nên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Quyển giáo trình cũng ra đời dựa trên các cơ hội Dự án của Phát triển Giáo dục Đại học giai đoạn hai mà các tác giả được tham gia. Kính mong được sự quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp về sản phẩm tinh thần mang tính tập thể này.
TS. Huỳnh Văn Sơn